Việc vay tiền online thông qua các công ty tài chính hiện nay đã trở nên quá phổ biến. Liệu việc vay tiền online có dễ “bùng” hay không và Senmo đòi nợ những trường hợp này như thế nào? Ngoài ra, việc trả nợ trễ hạn tại Senmo có bị tính lãi suất cao như các mô hình tín dụng đen trá hình hay không?
Hãy cùng làm rõ vấn đề đòi nợ của Senmo trong bài viết dưới đây để có thể hiểu hơn về tổ chức tài chính này nhé!
Senmo đòi nợ như thế nào?
Hiện nay, có rất nhiều trường hợp than phiền bị các công ty tài chính, trong đó có Senmo đòi nợ. Nhưng vấn đề ở đây đó là những người nhận được cuộc gọi không hề thực hiện bất kỳ giao dịch nào với Senmo. Tại sao điều tưởng như vô lý vậy lại có thể xảy ra?
Thực chất, hành động gọi điện này là việc làm không mong muốn của Senmo hay bất kỳ công ty tài chính này. Mà hành động đó nằm trong quy trình đòi nợ của công ty tài chính này.
Tuy ưu điểm của phương thức vay tín chấp đó là bất kỳ ai cũng có thể tiếp cận nguồn vốn một cách nhanh chóng, dễ dàng. Nhưng nhược điểm của phương thức vay này đó là nhiều cá nhân sẽ có suy nghĩ “bùng” nợ bởi họ không cần phải thế chấp bất kỳ tài sản nào ngoài các giấy tờ tùy thân liên quan và số điện thoại của những người thân.
Cụ thể hơn, khi một khách hàng thực hiện ký kết hợp đồng vay tiêu dùng với Senmo, người đó sẽ phải cung cấp thêm thông tin của những người thân để công ty tài chính sử dụng với mục đích tham chiếu hoặc liên hệ khi có vấn đề phát sinh. Khi khoản vay của một khách hàng đã quá kỳ hạn trả nợ và khách hàng đó không có ý định hoàn trả khoản vay, ngoài việc liên hệ với người vay, Senmo sẽ đồng thời gọi điện, nhắn tin liên tục với những người được đối tượng vay cung cấp thông tin để nhắc người đó về trường hợp của người vay.
Đây là điều dĩ nhiên bởi một cá nhân khi đã cung cấp các loại giấy tờ, thông tin cũng như xác nhận khoản vay, người đó phải chịu trách nhiệm hoàn trả toàn bộ khoản tiền vay cũng như phần lãi suất mà Senmo đã quy định. Khi cá nhân đó không có ý định hoàn trả, Senmo hoàn toàn có quyền được liên hệ và nhắc người hoàn trả khoản vay của mình để đảm bảo quyền lợi của công ty.
Ngoài việc các nhân viên sẽ liên tục liên hệ với người vay và các cá nhân được người vay cung cấp thông tin, Senmo sẽ còn tiếp tục áp mức lãi suất cao hơn với khoản vay theo quy định với mục đích cảnh cáo và răn đe đối tượng vay.
Vậy việc gọi điện, nhắn tin liên tục cũng như áp mức lãi suất cao hơn cho các kỳ trả nợ tiếp theo của Senmo có được tính là tín dụng đen trá hình hay không? Chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu vấn đề đó trong phần tiếp theo.
Senmo có phải tổ chức tín dụng đen trá hình không?
Trước khi trả lời câu hỏi trên, chúng ta cần phải tìm hiểu xem một tổ chức tín dụng đen là gì?
Thế nào là một tổ chức tín dụng đen?
Một tổ chức tín dụng đen là tổ chức bao gồm các đặc điểm sau:
- Là một tổ chức hoạt động tự phát, không có sự công nhận và cho phép của đơn vị chức năng có thẩm quyền
- Lãi suất thường không tự phát, không được quy định cụ thể và các khoản vay bị áp lãi suất rất cao (vượt quá 150% lãi suất theo quy định pháp luật hiện hành)
- Thường cho vay qua các ứng dụng điện thoại hoặc vay trực tiếp
- Thời gian giải ngân nhanh và thủ tục đăng ký vay đơn giản
- Có thể vay số tiền lớn mà không cần tài sản thế chấp hay chứng minh thu nhập
- Sử dụng hình thức sử dụng thông tin cá nhân để khủng bố hoặc dùng vũ lực để uy hiếp, đòi nợ
Senmo có phải là tín dụng đen trá hình hay không?
Từ những đặc điểm trên, sẽ có rất nhiều người hiểu lầm rằng hình thức vay tín chấp và vay tín dụng đen là một bởi cả hai loại hình cho vay này đều có thể giúp khách hàng tiếp cận được nguồn vốn tiêu dùng dễ dàng mà không yêu cầu quá nhiều thông tin hay tài sản đảm bảo.
Tuy có những điểm tương đồng nhưng thực chất đây lại là hai loại hình tín dụng khác nhau. Điểm khác biệt lớn nhất đó là hình thức vay tín chấp được pháp luật Việt Nam công nhận và mức lãi suất được kiểm soát bởi Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam. Nhờ vậy mà thông tin của khoản vay sẽ luôn được minh bạch cũng như khách hàng sẽ không phải chịu những mức lãi vay vô lý.
Senmo với sự quản lý bởi công ty TNHH Dịch vụ Phúc Lộc Thọ là một tổ chức tài chính đã được pháp luật Việt Nam công nhận và cho phép hoạt động. Bởi vậy mà tất cả thông tin khoản vay, thủ tục thẩm định cũng như lãi suất vay của Senmo đều được minh bạch với khách hàng.
Tuy nhiên, nhiều cá nhân có suy nghĩ khi vay tín chấp qua mạng sẽ có thể dễ dàng “bùng” nợ. Bởi vậy mà Senmo mới phải xây dựng quy trình đòi nợ với phương thức liên lạc với đối tượng nợ và những người thân liên quan. Tuy nhiên, hoạt động này của Senmo chỉ mang tính chất nhắc nhở thay vì đe dọa khách hàng hay công kích cá nhân.
Kết luận
Từ những thông tin trên, mong rằng bạn đã có thể hiểu rõ hơn về cách Senmo đòi nợ cũng phân biệt được hình thức vay tín chấp với hình thức vay tín dụng đen để tránh hiểu lầm rằng Senmo là tổ chức tài chính lừa đảo.